– Xuất xứ: Xã Ngọc Đường, Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
– Đặc điểm nổi bật chính của sản phẩm:
+ Bánh chưng gù là một loại bánh truyền thống mang đậm nét bản sắc từ rất lâu đời của người dân tộc Tày nói chung và của dân tộc Tày thôn Bản Tùy xã Ngọc Đường nói riêng. Bánh chưng gù hiện nay là ẩm thực không thể thiếu trong các dịp Lễ, Tết cổ truyền, trong các bữa cơm, cỗ của gia đình mà còn là món ẩm thực quen thuộc không thể thiếu của du khách đến với Bản Tùy. Bánh chưng gù hiện được sản xuất nhiều tại xã Ngọc Đường, trong đó tập trung chủ yếu tại thôn Bản Tùy; tổng số hộ trong thôn Bản Tùy là 132 hộ; trong đó số hộ làm nghề bánh chưng gù tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường là 40 hộ, chiếm 30,7% tổng số hộ tại thôn.
+ Bánh chưng gù mang những nét đặc trưng riêng của người dân địa phương: bánh có kích thước khá nhỏ, vừa đủ cầm (xuất phát từ việc tạo thuận lợi cho người dân ở đây thuận tiện bỏ túi và đem đi rừng hoặc làm rẫy). Bánh này rất dẻo, mềm, thơm và mang màu xanh đặc trưng. Điều này là nhờ vào việc người dân chỉ chọn nếp nương để làm bánh. Đồng thời, cần phải ngâm với nước lá dong riềng trước khi nấu để bánh lên đều màu và đẹp. Bánh có hình dạng “lưng gù” – mô phỏng hình ảnh ngày ngày, chị em người Tày lên rừng, lên rẫy với hình ảnh quen thuộc là chiếc địu sau lưng, lưng gù xuống vì địu nặng nào lúa nào ngô, khác với loại bánh truyền thống.
+ Hình ảnh sản phẩm:
+ Bước 1: Nguồn nguyên liệu
Được làm từ gạo nếp nương ngâm với lá rong riềng giúp bánh xanh đều từ ngoài vào trong. Phần nhân có thịt lợn nuôi, đậu, ướp hạt tiêu được cho tỉ lệ vừa phải giúp cho khi chín thịt tơi, mềm màu đỏ rượu, dễ sắn chứ không bị cứng, cục. Gạo nếp đồi được trộn với nước cốt lá giềng 100% tự nhiên để mang lại màu xanh đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng.
+ Bước 2: Gói bánh
Bánh được gói thủ công bằng bàn tay khéo léo của người dân ở đây. Dụng cụ để gói bánh cũng được làm sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
+ Bước 3: Luộc bánh
Bánh sau khi gói xong bạn cho vào một nồi lớn, đổ nước sôi ngập bánh rồi đậy nắp nấu với lửa nhỏ trong vòng 8 tiếng.
+ Bước 4: Thành phẩm
Bánh chưng gù nhỏ xinh, có hình dạng đặc trưng và màu xanh tươi rất bắt mắt. Phần nhân nếp dẻo thơm, quyện cùng vị bùi bùi của đậu xanh cùng thịt ba chỉ béo ngậy. Một chiếc bánh chưng gù không quá to nên có thể ăn hết một cái trong một lần, nên ăn kèm các món dưa muối để tăng thêm hương vị cho món ăn.
+ Bước 5: Đóng gói
Thành phẩm sẽ dược đóng gói hút chân không giúp cho bánh không bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập và giữ được hương vị ban đầu. Thời gian bảo quản có thể lên đến 1 tháng trong túi hút chân không và 10 ngày nếu để ở môi trường tự nhiên. Quy cách đóng gói như sau:
Ngày sản xuất:
Lô sản xuất:
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Cửa hàng bán lẻ: Số 83, ngõ 59, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: http://www.banhchunggubadung.com/