Sự thay đổi của thôn Bản Tùy nhờ phát huy giá trị truyền thống

Bản Tùy là một thôn thuộc xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, là nơi làng nghề bánh chưng gù phát triển. Nghề làm bánh chuwg gù tại thôn Bản Tùy đã được công nhận là một trong những sản phẩm OCOP của Hà Giang và đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác.

Thôn Bản Tùy tấp nập nhờ “tiếng thơm”của bánh chưng gù

Đến Hà Giang, hễ cứ hỏi đường vào thôn Bản Tùy thì người ta thường hỏi tới những hộ gia đình làm bánh chưng gù tại thôn. Bởi mọi người đều biết tới danh tiếng của bánh chưng gù thôn Bản Tùy. Bánh chưng gù mới được mọi người biết đến nhiều do những năm gần đây thôn Bản Tùy đẩy mạnh việc quảng bá đặc sản vùng miền với tất cả mọi người. Tuy nhiên với những người mới biết tới bánh chưng gù sẽ không khỏi ngạc nhiên brởi ngay cái tên đã “đặc biệt”. Có lẽ, cũng bởi tò mò về cái tên gọi ấy mà đã không ít người muốn đến tận thôn Bản Tùy để tìm hiểu thực hư cái “tiếng thơm” của đặc sản vùng núi cao này.

Dù cuộc sống luôn biến động với nhiều đổi thay theo thời gian, thế nhưng qua bao thế hệ, những nét văn hóa, truyền thống của người dân tộc Tày Hà Giang vẫn luôn giữ nếp sống của mỗi người dân địa. Những vị khách miền xuôi đã luôn mong muốn được tìm hiểu, được hòa nhập với cái nếp sống ấy, vì thế họ tìm tới ẩm thực là cái đầu tiên để hiểu về những người Tày.

Tạo thu nhập cho những người dân làng nghề

Ông Lê Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang đã đánh giá về sản phẩm bánh chưng gù tại thôn Bản Tùy như sau: “Hơn 90% các hộ dân trong thôn đều làm bánh chưng, mỗi ngày các cơ sở sản xuất hàng nghìn chiếc bánh, hiện tại sản phẩm đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn tại Hà Nội, Đắk Lắk, Nghệ An, Thanh Hóa… Điều này đã tạo nên sinh kế mới và trở thành nguồn thu lớn cho các hộ dân nơi đây”.

Người đã tiên phong mang bánh chưng gù đến với mọi miền tổ quốc là bà Nguyễn Thị Dung, chủ của Hợp tác xã sản xuất bánh chưng gù. Chỉ chưa đầy 1 năm, các cơ sở sản xuất bánh trên địa bàn thôn ra đời ngày một nhiều, vào các ngày Rằm, mùng 1, mỗi ngày cơ sở sản xuất và đưa ra thị trường từ 4.000 – 5.000 chiếc bánh, để đáp ứng đủ bánh, chị thuê gần 20 nhân công nhưng cũng không thể kịp các đơn hàng.

Ngoài ra, những chiếc bánh chưng gù còn là tượng trưng cho công lao của những người phụ nữ Tày. Không cứ dịp tết thôn Bản Tùy mới cho sản xuất bánh chưng gù mà tất cả mọi ngày trong năm, bánh chưng gù cũng được làm ra để phục vụ cho nhu cầu người dân mà cũng để tạo thêm thu nhập cho những người phụ nữ đảm đang, tháo vát này.

Chính bởi những điều ấy mà thôn Bản Tùy ngày nay đã được thay đổi một diện mạo mới. Cứ vị khách nào đến thăm làng cũng phải thốt lên bởi sự hiện đại đan xen với truyền thống của những căn nhà sàn khang trang. Giờ đây, kinh tế của các hộ gia đình trong thôn đã thay đổi, đặc biệt là những gia đình làm bánh chưng gù. Họ đã thoát khỏi cái nghèo bằng chính sự nhiệt huyết với nghề thủ công truyền thống được truyền lại bởi người xưa.

Share:

Author: admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *